Menu

6 không gian văn hóa tâm linh ở Việt Nam nên đến ít nhất một lần trong đời

03.02.2024
Mục lục

Trở về với không gian tâm linh là dịp để mỗi người được tìm lại những giá vị văn hóa, lịch sử và những bài học hay câu chuyện dạy con người về hướng thiện để thân tâm an lạc và hạnh phúc. Cùng tìm hiểu về 6 không gian văn hóa tâm linh nổi tiếng từ Bắc tới Nam với những nét hấp dẫn về giá trị văn hóa, tôn giáo, lịch sử trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khu tham quan du lịch văn hóa tâm linh Samten Hills Dalat

Địa chỉ: Thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Giá vé tham quan: 250.000 VNĐ/người lớn, 180.000 VNĐ/trẻ em, người cao tuổi

(Du khách có thể mua vé trực tuyến tại Website qua trang ticket.samtenhills.vn)

Thời gian hoạt động: 4h00 – 22h00

 

Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa ở Samten Hills Dalat là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn của Phật Giáo Kim Cương Thừa bao gồm: Đại bảo tháp Kinh luân lớn nhất thế giới, tượng Đức Phật Di Lặc, tượng Đức Phật Trường Thọ, Nhà trưng bày Drigung Kagyu Samten Ling với rất nhiều bức họa được vẽ thủ công bởi các nghệ nhân tài hoa tới từ Ấn Độ, Nepal.
Toàn cảnh Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa trong hoàng hôn đẹp mơ màng
Toàn cảnh Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa trong hoàng hôn đẹp mơ màng

Các công trình vĩ đại trong Không gian Văn hóa Tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa được dẫn dắt kiến tạo bởi Đại lão Hòa thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche – một vị Tăng sĩ đáng kính của vùng Lakdak, Ấn Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng. Đây một nỗ lực lớn lao của các vị đạo sư cao quý nhằm khơi thông dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa đã xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 1.000 năm trước vào Việt Nam.

Đồng thời, không gian văn hóa tâm linh tại trái tim của Khu tham quan Du lịch Văn hoá Tâm linh Samten Hills Dalat còn đóng vai trò là cầu nối xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời đại mới.

Đến với Samten Hills Dalat, bạn sẽ cảm thấy được bình yên, thư thái, mọi ưu phiền đều biến mất, chỉ còn lại trái tìm rộng mở và tình yêu thương cuộc sống. Thiên nhiên miền Đơn Dương tuyệt đẹp và những công trình tâm linh vĩ đại trong Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa dường như có sức mạnh khơi dậy bản tâm trong sáng, thuần khiết và bản tính lương thiện, lòng từ bi của mỗi con người.

Khu tham quan du lịch văn hóa tâm linh Samten Hills Dalat không phải là chùa nên sẽ không có các hoạt động cúng bái hay thực hành tôn giáo để tiêu trừ nghiệp quả. Nhưng bạn có thể gửi ước nguyện qua hoạt động treo cờ lungta để ngựa gió chuyên chở tới chư Phật. Hay bạn có thể đặt tay lên kinh luân để xoay bánh xe cầu nguyện, ngồi thiền, đi kora, chiêm bái tượng Phật để thân tâm được hợp nhất, tạo nên sức mạnh kỳ diệu đánh tan mọi ưu phiền, đưa về trạng thái cân bằng, an yên.

Với địa hình cao, khí hậu mát mẻ và vẻ đẹp cao nguyên hùng vĩ, thiên nhiên của Miền Trở Về mang đến những nguồn năng lượng an yên cho ai hữu duyên ghé thăm
Với địa hình cao, khí hậu mát mẻ và vẻ đẹp cao nguyên hùng vĩ, thiên nhiên của Miền Trở Về mang đến những nguồn năng lượng an yên cho ai hữu duyên ghé thăm

2. Không gian văn hóa tâm linh Yên Tử 

Không gian văn hóa tâm linh Yên Tử nằm ở núi Yên Tử thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Không gian bao gồm rất nhiều địa điểm tâm linh như chùa Bí Thượng (đền Trình), chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Giải Oan, chùa Hoan Yên, cụm tháp Hòn Ngọc, khu tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Đồng (chùa Yên Tử),…

Đặc biệt, chùa Yên Tử (ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất núi Yên Tử – 1.068m so với mực nước biển) chính là nơi trước đây Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn để rời bỏ thế gian và tập trung tu hành. Tại đây, năm 1299, Phật Hoàng đã sáng lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử với tinh thần nhập thế, đạo không tách biệt đạo với đời.

Tinh thần tu hành này của Phật Hoàng xuất phát từ lời dạy của một vị Quốc Sư: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng mà hiểu, đó là chân Phật. Nay, nếu Bệ hạ giác ngộ ngay tâm đó, thì lập tức thành Phật, không nhọc tìm kiếm bên ngoài”.

Trên cơ sở này, lịch sử triều Trần đã thực hiện đúng tư tưởng “Cư trần lạc đạo” của vua Trần Nhân Tông, vừa vui với đạo nhưng không lãng quên việc bảo vệ biên cương, chủ quyền quốc gia, chấn hưng văn hóa Đại Việt. Nhờ đó, dưới thời nhà Trần, nước ta vừa bảo vệ thành công độc lập, 03 lần đánh tan quân Mông – Nguyên vừa phát triển kinh tế, dân giàu nước mạnh.

Ngoài giá trị văn hóa, lịch sử, không gian văn hóa tâm linh Yên Tử còn hấp dẫn du khách với vẻ đẹp non nước hữu tình, hùng vĩ. Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều với địa hình cao, xen dưới là thung lũng mây phủ quanh năm.

Để lên được chùa Đồng bái Phật, du khách có thể lựa chọn ngồi cáp treo. Tuy nhiên, nếu điều kiện sức khỏe và thời tiết thuận lợi, bạn nên chọn đi bộ để có thể ngắm cảnh và rèn luyện nội lực tĩnh tại, kiên trì hơn.

Lưu ý về trang phục:

  • Du khách nên mặc quần áo lịch sự, tránh mặc đồ ngắn không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

  • Các Phật tử có thể mặc áo lễ khi vào điện thờ Phật trong chùa

  • Nếu đi vào dịp sau Tết, du khách nên chuẩn bị đồ ấm và áo mưa vì thời tiết Yên Tử mùa này thường khá lạnh và mưa nhiều.

  • Du khách nên đi giày thể thao để tiện di chuyển nhiều trên những địa hình không bẳng phẳng.

Toàn cảnh không gian văn hóa tâm linh Yên Tử.
Toàn cảnh không gian văn hóa tâm linh Yên Tử. Nguồn ảnh: Internet

3. Quần thể văn hóa – tôn giáo Hương Sơn 

Quần thể văn hóa – tôn giáo thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể gồm 21 chùa, động thờ Phật và đền thờ Thần theo tín ngưỡng bản địa. Ngoài thờ Phật theo phái Đại Thừa, thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, các chùa trong Quần thể văn hóa – tôn giáo Hương Sơn còn thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Ngoài ra, đền Cửa Võng thuộc Quần thể này còn thờ Bà chúa Thượng Ngàn (húy Sơn Tinh Triều Mương công chúa Lê Mại đại vương) cùng 12 thị nữ tiên cô.

Về lịch sử thành lập, Quần thể văn hóa – tôn giáo Hương Sơn được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông. Theo tương truyền, năm 1467, khi vua đi tuần thú qua đây đã xem thiên văn và thấy đây là nơi thuộc địa phận của sao Thiên Trù.

Do đó, vua đặt tên là chùa Thiên Trì. Cũng vào đời vua Lê Thánh Tông, có 3 vị Hòa thượng đã tìm thấy động Hương Tích và xây dựng thảo am Thiên Trù. Từ đó, khu vực chùa Hương (Hương Thiên Bảo Sái) ra đời, gồm chùa Thiên Trù là chùa ngoài, động Hương Tích là chùa trong.

Ngoài giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh, Hương Sơn còn được biết đến là danh thắng của trời Nam. Quần thể Hương Sơn gồm hệ thống các núi đá vôi, hang động với thảm thực vật trù phú, đa dạng. Các địa điểm được kết nối với nhau qua dòng Suối Yến quanh co, mềm mại.

Hằng năm, cứ từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 (âm lịch), lễ hội chùa Hương lại được tổ chức và quy tụ hàng trăm nghìn người tham gia.

Du khách trải nghiệm ngồi thuyền trên Suối Yến để thưởng ngoạn cảnh non nước hữu tình đôi bờ.
Du khách trải nghiệm ngồi thuyền trên Suối Yến để thưởng ngoạn cảnh non nước hữu tình đôi bờ. Nguồn ảnh: Internet

4. Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng 

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vua Hùng – tổ tiên của dân tộc Việt, những người đã có công khai sơn lập quốc, đặt nền móng cho đất nước Việt Nam hiện tại.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng được xây dựng ở núi Nghĩa Lĩnh từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV (thời Hậu Lê), khu di tích mới được tôn tạo và hoàn thiện như hiện nay. Quần thể di tích đền Hùng bao gồm các công trình xây dựng như:

  • Đền Hạ: Nơi thờ 18 đời vua Hùng

  • Chùa Thiên Quang

  • Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): Là nơi các vua Hùng dựng quán nghỉ ngơi, bàn việc nước. Nơi đây gắn với sự tích Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên vua cha là vua Hùng thứ 6 và Lang Liêu trở thành vua Hùng thứ 7.

  • Đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh điện): Đây là nơi tổ tiên ta thờ Trời và thần Lúa

  • Lăng Vua Hùng

  • Đền Giếng: Nơi thờ hai bà công chúa con vua Hùng đời thứ 18 là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa

  • Đền Tổ mẫu Âu Cơ

  • Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân

  • Các công trình phụ trợ

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lại được tổ chức, gợi nhắc trong trái tim mỗi người Việt niềm tự hào, biết ơn các thế hệ vua Hùng và gợi nhắc các thế hệ không được quên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đúng như câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Về đất Phú Thọ, đến thăm đền Hùng là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt.
Về đất Phú Thọ, đến thăm đền Hùng là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Nguồn ảnh: Internet

5. Không gian văn hoá tâm linh chùa Long Vân

Chùa Long Vân tọa lạc ở phía tây đình làng Vân Ngoại, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trên đường đến chùa, bạn sẽ được ngắm nhìn nét đẹp bình yên, ấm áp của vùng quê đậm chất Bắc Bộ với những khung cảnh bình dị như đình làng, con đường lát gạch, đồng lúa.

Long Vân là ngôi chùa cổ có lịch sử từ thời nhà Lý (năm 1158). Theo tương truyền, chùa gắn liền với một di tích cũng thuộc thôn Vân Ngoại là đình Vân Ngoại thờ Thái úy Đỗ Anh Vũ thuộc thời vua Lý Anh Tông. Thái úy là người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm và khai lập nên vùng đất này.

Chùa Long Vân được xây dựng với 5 gian với tổng diện tích khuôn viên là 9.000m2. Phía đông của chùa là khu lăng mộ gồm 2 lăng tháp cao và một số lăng tháp nhỏ. Tháng 2/2005, thôn Vân Ngoại (toàn thể nhân dân cùng Ban công tác Mặt Trận) cùng chung tay xây dựng lại 03 gian thờ Phật (80m2). Năm 2014, Đại đức Thích Minh Đức về trụ trì chùa.

Chùa Long Vân không chỉ là điểm đến tâm linh, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là địa chỉ quen thuộc, gần gũi với nhân dân thôn Vân Ngoại. Nhà chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện, thăm hỏi động viên các gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.

Với giá trị lịch sử, nhân văn mà chùa mang lại, ngày 19/10/2023, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã chính thức công nhận chùa Long Vân là “Không gian văn hóa tâm linh chùa Long Vân”.

Năm 2023, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trao tặng chứng nhận “Không gian văn hóa tâm linh” cho chùa Long Vân.
Năm 2023, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã trao tặng chứng nhận “Không gian văn hóa tâm linh” cho chùa Long Vân. Nguồn ảnh: Internet

6. Không gian văn hóa tâm linh ở núi Bà Đen 

Không gian văn hóa tâm linh ở núi Bà Đen thuộc phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh, xã Thạnh Tân (thành phố Tây Ninh) và xã Suối Đá, xã Phan (huyện Dương Minh Châu), tỉnh Tây Ninh. Không gian là tập hợp các hang động, các công trình tâm linh gồm 06 chùa ở lưng núi Bà Đen và quần thể tâm linh ở đỉnh núi, đặc biệt là tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn được làm bằng 170 tấn đồng đỏ, cao 72m.

Đây là “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi” và “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” theo ghi nhận tại sách Kỷ lục Guinness châu Á.

Lễ chùa núi Bà Đen được tổ chức vào mùng 4 Tết (Hội Xuân Núi Bà Đen) hoặc từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 5 âm lịch hằng năm (Lễ Vía Bà). Ngoài đi lễ, trekking trên ngọn núi có độ cao 986m so với mực nước biển này cũng là một trải nghiệm thú vị với du khách gần xa.

Leo núi Bà Đen, lễ chùa, chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi lớn nhất châu Á trong biển mây là trải nghiệm không nên bỏ lỡ trong đời. Nguồn ảnh: Internet
Leo núi Bà Đen, lễ chùa, chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi lớn nhất châu Á trong biển mây là trải nghiệm không nên bỏ lỡ trong đời. Nguồn ảnh: Internet

6 không gian văn hóa tâm linh trải dài từ Bắc đến Nam trên sẽ giúp bạn có được sự kết nối với năng lượng tâm linh, lắng mình lại giữa dòng chảy bộn bề của cuộc sống và đi tìm sự bình an cho tâm hồn. Đặc biệt, nếu tất cả những gì bạn đang tìm kiếm là sự kết nối mạnh mẽ với thiên nhiên, núi rừng, được trải nghiệm nét đẹp Phật giáo từ Ấn Độ cùng văn hóa tâm linh Tây Tạng độc đáo, Samten Hills Dalat chính là Miền Trở Về an lành, thuần khiết nhất dành cho bạn.

Tin tức khác

Khám phá KDL sinh thái Cao Nguyên Hoa Đà Lạt và những trải nghiệm thú vị

Khu du lịch sinh thái Cao Nguyên Hoa Đà Lạt nằm ẩn mình giữa đồi thông xanh mát, mang đến một không gian yên bình, trong lành. Đây là một điểm đến mới nổi trong những năm gần đây, đã và đang làm say lòng du khách. Đồng thời là nơi lý tưởng để tận […]

Khám phá Zoodoo Đà Lạt: Review chi tiết từ giá vé đến cảnh quan

Zoodoo Đà Lạt là một điểm đến du lịch độc đáo và hấp dẫn tại thành phố ngàn hoa. Với không gian rộng lớn, thoáng đãng, vườn thú này không chỉ là nơi bảo tồn các loài động vật quý hiếm mà còn là địa điểm lý tưởng để thư giãn, khám phá và trải […]

Review Làng hoa Vạn Thành Đà Lạt chi tiết từ A – Z

Nằm cách trung tâm thành phố không xa, Làng hoa Vạn Thành Đà Lạt là một bức tranh tuyệt đẹp với hàng ngàn loài hoa khoe sắc, mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Bài viết này Samten Hills sẽ đưa bạn đi sâu vào thế giới hoa đa dạng, chia sẻ […]

Khu du lịch Thúy Thuận Đà Lạt: Tham quan xưởng cà phê lớn nhất Đông Nam Á

Khu du lịch Thúy Thuận Đà Lạt là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích cà phê và muốn khám phá quy trình sản xuất cà phê độc đáo. Nơi đây không chỉ là một quán cà phê thơm ngon mà còn là một xưởng sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam […]